Sơn epoxy chống tĩnh điện được sử dụng rộng rãi trong quá trình chống tĩnh điện trong các công trình. Sơn epoxy chống tĩnh điện là loại sơn hai thành phần được sử dụng làm lớp phủ chống tĩnh điện ở những nơi có nguy cơ phóng điện. Sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy sản xuất thiết bị điện tử, nhà máy có yêu cầu kỹ thuật cao,…Vậy tại sao phải sơn epoxy chống tĩnh điện. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
1. Tại sao sơn Epoxy chống tĩnh điện?
-Tĩnh điện có thể hiểu là sự mất cân bằng về điện tích âm và dương của dòng điện. Thông qua hiện tượng ma sát. Đồng thời có sự tiếp xúc giữa bề mặt sàn nhà, sàn bê tông, .. sẽ xảy ra hiện tượng truyền dòng điện hoặc phóng điện. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các nhà máy sản xuất thiết bị điện tử, nhà máy sản xuất vật liệu công nghệ cao,…
-Để đảm bảo an toàn cho quá trình sản xuất, bảo vệ người lao động và tài sản của họ, các nhà máy xí nghiệp hiện nay luôn yêu cầu nghiêm ngặt về quy trình chống tĩnh điện.Khi sự cố mất an toàn xảy ra không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người mà có thể gây cháy, nổ, hư hỏng toàn bộ dây chuyền máy móc,… Vì nên người ta luôn lựa chọn sơn epoxy chống tĩnh điện cho nền móng.
2. Khi nào thi công sơn epoxy chống tĩnh điện
Hiện tượng phóng điện trong các nhà máy có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Để đảm bảo công trình được đưa hoạt động một cách an toàn thì bước thi công chống tĩnh điện cần được thực hiện ngay khi công trình vẫn còn là phần thô. Nếu cồn trình vẫn còn là phần thô thì khả năng thành công và quá trình chống tĩnh điện được đảm bảo hơn. Do lúc này bề mặt bê tông đang chắc chắn và đáp ứng đủ những chỉ tiêu chống tĩnh điện.
>> Gợi ý cho bạn:
- Phương pháp chống thấm hố pit thang máy hiệu quả nhất
- Bỏ túi 4 lưu ý giúp bạn trang trí phòng khách nhà cấp 4 ấn tượng
3.Phương pháp thi công Epoxy chống tĩnh điện
Bước 1. Chuẩn bị bề mặt
Bề mặt sàn bê tông bằng phẳng, sạch sẽ, không có bụi, hơi ẩm và các chất bẩn khác.
Dùng máy hút bụi để làm sạch toàn bộ bề mặt bê tông.
Bước 2: Phủ sơn lót lên toàn bộ bề mặt.
Một yếu tố bắt buộc phải có đối với quá trình thi công sơn lót đó là sơn lót phải được trộn đều. Các hợp chất được trộn từ từ bằng máy khoan tốc độ chậm. Sau đó bề mặt được sơn một lớp sơn lót.
Bước 3: Thi công sơn epoxy tự san phẳng khoảng 2mm.
Bước 4: Đặt băng đồng
Khi dán băng đồng bạn cần bóc lớp giấy ra khỏi tấm băng đồng sau đó đặt miếng băng đồng lên trên bề mặt thi công. Dán dải đồng tự dính vào bề mặt đã sơn lót ở khoảng cách từ 1 đến 4 mét với nhau, theo chiều dọc và chiều rộng. Sau đó sẽ đợi lớp sơn epoxy tự san phẳng khô.
Bước 5: Thi công lớp epoxy chống tĩnh điện lớp thứ nhất
Lớp sơn epoxy chống tĩnh điện đầu tiên được thi công sau khi sơn lót khô (thường sau 6 – 8 tiếng. Kể từ khi sơn lót).
Bước 6: Thi công sơn epoxy hoàn thiện chống tĩnh điện
Chờ lớp sơn epoxy đầu tiên khô sẽ thực hiện sơn lớp tiếp theo. Sau đó sẽ kiểm tra lại bề sàn.
4. Những lưu ý khi sơn epoxy chống tĩnh điện
-Để thi công chính xác và đạt hiệu quả cao thì bạn cần phải đo độ ẩm của bề mặt sàn trước để biết chính xác độ ẩm là bao nhiêu trước khi tiến hành thi công.
– Sau khi mở nắp thùng sơn cần phải sử dụng trong một thời gian quy định, nếu để quá thời gian quy định lớp sơn sẽ bị hỏng hỏng, sơn nên tường sẽ không đạt hiệu quả cao thậm chí lớp sơn còn bị đông cứng.
– Trong quá trình thi công cần tránh xa các nguồn nhiệt, trong quá trình thi công cần sử dụng đầy đủ dụng cụ bảo hộ.
Trên đây là câu trả lời tại sao phải sử dụng sơn epoxy chống tĩnh điện. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Nếu có những thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi hoặc để lại bình luận phía dưới. Chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn một cách nhanh nhất. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.
>> Xem thêm thông tin hữu ích về sơn nền nhà xưởng tại: https://sonjymec.com/son-nen-nha-xuong-epoxy.htm