6.2 C
Luân Đôn
Tháng Ba 28, 2024
Image default
Sức khỏe

Những điều cần biết về bệnh thủy đậu ở người lớn

Chắc bạn đã biết bệnh thủy đậu ở người lớn còn nguy hiểm, dễ bị biến chứng hơn cả ở trẻ em và khi chữa khỏi rồi sẽ để lại các nốt sẹo “xấu xí” ảnh hưởng lớn đến thẩm mĩ. Vậy nguyên nhân của bệnh thủy đậu là gì? Biểu hiện bệnh như thế nào? Cách điều trị ra sao? Hi vọng ở bài viết dưới đây cung cấp những thông tin cần thiết, hữu ích cho bạn và gia đình.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu ở người lớn

Bệnh thủy đậu do virut gây ra

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm lành tính do virut Varicella Zoster gây ra. Bệnh thường bùng phát thành dịch thủy đậu vào mùa xuân, đầu hè. Bệnh thủy đậu đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai vì khó điều trị và rất dễ lây cho thai nhi qua nhau thai.

Bệnh thường lây lan qua đường hô hấp hay tiếp xúc với dịch nước từ các nốt thủy đậu. Người lành dễ bị nhiễm bệnh khi hít phải nước bọt của người bệnh khi họ ho, hắt hơi, nói chuyện, hay virut có trong không khí. Ngoài ra, nếu không chú ý khi tiếp xúc với người bệnh, thủy đậu có thể lây từ bọng nước bị vỡ, các vùng da bị tổn thương, các vết lở loét.

2. Dấu hiệu nhận biết thủy đậu ở những người lớn

Bệnh thủy đậu thường ủ bệnh trong khoảng 14 – 15 ngày. Khi bùng phát, người bệnh xuất hiện các triệu chứng: sốt, đau cơ, đau đầu, có trường hợp không có biểu hiện báo trước.

Sau đó, trên cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các nốt như nốt sởi. Sau 12 – 24 giờ, các nốt này sẽ phát triển thành mụn nước kích thước to nhỏ khác nhau, khi ấn tay lên bề mặt bọng nước hơi nhăn lại. Mụn nước có thể mọc khắp cơ thể hay rải rác không theo trình tự nào cả. Các nốt mụn mọc mới rất nhanh, thường cách nhau 2 – 3 ngày.

Đến ngày thứ 4 – 6 nốt thủy đậu đóng vảy, bong ra và tùy cơ địa sẽ để lại sẹo hay không. Khi khỏi bệnh, cơ thể sẽ miễn dịch hoàn toàn, không bao giờ bị lại nữa.

3. Các biến chứng có thể gặp của bệnh thủy đậu

Tuy là bệnh lành tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời, kể cả người lớn cũng gây ra các biến chứng cực kỳ nguy hiểm: viêm màng não, viêm não, viêm thanh quản, viêm phổi,… nếu chuyển biến nặng có thể gây tử vong.

Bệnh đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai bởi sinh con ra có thể bị dị tật.

4. Cách điều trị bệnh thủy đậu ở người lớn

Điều đầu tiên, hãy đến ngay cơ sở khám chữa bệnh uy tín để bác sĩ khám và đưa ra phương pháp điều trị chuẩn xác nhất. Bệnh nhân nên tránh xa những nơi đông người, những người có hệ miễn dịch kém để không lây lan bệnh. Thủy đậu còn lây qua dịch tiết từ bọng nước, do vậy không nên gãi, chọc vỡ những bọng này.

Giữ vệ sinh sạch sẽ, dùng đồ dùng riêng, uống nhiều nước, chú ý chế độ ăn uống hợp lý để nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh.

5. Phòng ngừa bệnh thủy đậu ở người lớn

Tiêm chủng – cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh thủy đậu

Vậy làm thế nào để chủ động phòng ngừa bệnh? Hiện nay đã có vắc xin tiêm chủng phòng ngừa thủy đậu. Trẻ em và người lớn nên đi tiêm phòng càng sớm càng tốt. Với trẻ em trên 13 tuổi và người lớn nên tiêm đủ 2 liều cách nhau sau 6 tuần để đảm bảo hiệu quả.

Dù là bệnh lành tính nhưng đừng bao giờ chủ quan với bệnh thủy đậu ở người lớn để tránh các hậu quả đáng tiếc. Khi phát hiện bất cứ dấu hiệu nào, hãy đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị đúng cách. Và “phòng còn hơn chống” hãy tiêm chủng bệnh thủy đậu sớm nhất có thể bạn nhé.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!

Related posts

Khó thở là bệnh gì?

Đông trùng hạ thảo có tác dụng gì với phụ nữ?

Kế toán trưởng

Tìm hiểu về cấu tạo cơ thể người