6.2 C
Luân Đôn
Tháng Ba 29, 2024
Image default
Tin tức Tư vấn

Lưu ý đối với lao động nữ trước khi nghỉ hết chế độ thai sản

Với mong muốn có thêm thu nhập, có khá nhiều lao động nữ đã lựa chọn đi làm sớm dù chưa hết thời gian nghỉ chế độ thai sản. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho mình, lao động nữ cần lưu ý về điều kiện để đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo luật bảo hiểm xã hội mới nhất. Dưới đây là chi tiết những điều lao động cần lưu ý khi muốn đi làm sớm trước khi nghỉ hết chế độ thai sản.

1. Thời gian nghỉ thai sản khi sinh con

Theo quy định tại Điều 157 Bộ luật Lao động 2012, lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.

Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Trường hợp xấu, theo khoản 3 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì người mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh. Nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì người mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ này không vượt quá thời gian nghỉ nêu trên.

Đối với những lao động nữ trong 30 ngày đầu trở lại làm việc mà vẫn chưa đủ sức khỏe, pháp luật tạo điều kiện cho họ được nghỉ dưỡng sức từ 05 đến 10 ngày. Cụ thể: tối đa 10 ngày nếu sinh một lần từ hai con trở lên; tối đa 07 ngày nếu sinh mổ; tối đa 05 ngày với các trường hợp khác.

Trong thời gian này, người lao động được chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản với mức hưởng: Mức hưởng mỗi ngày = 30% x Mức lương cơ sở.

2. Điều kiện để đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản

Khoản 4 Điều 157 Bộ luật Lao động 2012 có nêu: Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.

Với quy định này, để đi làm sớm sau khi sinh con, lao động nữ phải đáp ứng đủ 04 điều kiện dưới đây:

– Có nhu cầu;

– Có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền;

– Được người sử dụng lao động đồng ý;

– Đã nghỉ thai sản ít nhất 04 tháng.

3. Quyền lợi của lao động nữ khi đi làm sớm

Liên quan tới chế độ cho lao động nữ đi làm sớm sau khi sinh con, khoản 2 Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nêu rõ: Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn nghỉ theo quy định.

Cụ thể hơn, theo Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, quyền lợi của lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con được xác định như sau:

– Thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), được ghi theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

– Kể từ thời điểm đi làm, lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn nghỉ theo quy định, người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. 

Hủy Hóa Đơn Trong Trường Hợp Số Tiền Còn Lại Không Có Khả Năng Thu Hồi? 

Những Điểm Khác Biệt Của Hóa Đơn Giấy Và Hóa Đơn Điện Tử

– Nếu trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.

Trên đây là những thông tin quan trọng đối với lao động nữ đi làm trước khi hết thời gian nghỉ sinh. Song song với đó, doanh nghiệp cũng cần lưu ý tới việc báo tăng bảo hiểm khi lao động nữ đi làm trở lại.

 

Related posts

Tư vấn miễn phí chuyên nghiệp cách kê khai thuế GTGT mới nhất

3 Đặc điểm nổi bật của đồng hồ điện tử Casio bạn nên biết

Cơ hội du học Anh về ngành kế toán

Kế toán trưởng